100 TRUYỆN MÂN CÔI
Chuỗi hạt Mân Côi với 7 sự thương khó Đức Mẹ Đứng dưới chân thánh giá là nơi Đức Chúa Jesu, con Mẹ, đang bị treo, chết dần. Đức Mẹ đã chết lặng vì sự đau đớn, như lời tiên tri Simeong; “Một lưỡi gươm sắt sẽ đâm thâu lòng Bà” . Bất lực, Đức Mẹ nhìn thấy con mình đang chết, bị bỏ rơi, và trút hơi thở cuối cùng. Sự đau khổ của 1 người mẹ nhìn thấy con chết nhục nhã, đã được Chúa tưởng thưởng cho Đức Maria cành là Tử Đạo, mà không phải qua sự chết. Cuộc đời Đức Mẹ là cả những chuỗi ngày đau khổ liên tiếp, từ khi sanh ra, cho đến khi qua đời. Sinh ra trong 1 gia đình nghèo, 3 tuổi đã dâng mình cho Chúa trong đền thờ, kết bạn với 1 thanh niên nghèo khổ, làm nghề thợ mộc, sinh con trong cảnh nghèo hèn túng thiếu, không nhà không cửa, phải trú ngụ trong hang bò lừa. Rồi sợ hãi, hối hả đem con đi trốn sang Ai Cập. Thân gái dậm trường, không tiền bạc, không lương thực, phải sống nhờ vả vào sự giúp đỡ của người khác. Đem con về, phải trú ngụ trong căn nhà nhỏ bé tại Nazaret, bữa rau bữa cháo, nuôi con cho đến ngày khôn lớn. Thấy con từ biệt ra đi, bị bắt bớ, bị án tử hình, treo cho đến chết trên thập giá, trước sự chứng kiến đầy nước mắt của Đức Mẹ. Nhìn thấy tháo xác con, ẵm xác con vào lòng mà khóc , chẳng nề gai nhọn, máu me chảy xuống đầm đìa, và cùng các môn đệ đem xác con đi chôn trong 1 mộ đá của người khác.Tóm tắt cuộc đời Đức Mẹ là cả trăm ngàn nỗi đau khổ, không phải chỉ có 7 sự thương khó mà thôi. Hội thánh đặt ra 7 sự thương khó Đức Mẹ, là để nhắc nhở cho chúng ta 7 giai đoạn đau khổ của Đức Mẹ nổi bật nhất. 7 giai đoạn đau khổ này góp phần đặc biệt vào công cuộc cứu chuộc của Đức Chúa Jesu. Vậy khi ta suy ngắm 14 chặng đường thánh giá, thì đồng thời chúng ta cũng suy ngắm 7 sự đau đớn của Đức Mẹ. Nhưng nếu muốn suy niệm cho sốt sắng, và học hỏi các nhân đức của Đức Mẹ, nhất là các nhân đức vâng lời, chịu lụy, nhịn nhục, vâng theo thánh ý Chúa, sẵn sàng chịu mọi đau khổ Chúa gửi đến, thì cần phải thấu hiểu tường tận 7 sự thương khó ấy. Thương khó 1 : Đức Mẹ dâng ĐCJ vào đền thờ, mà tiên tri Simeong nói: Con trẻ này sẽ trở nên bia bắn, nhiều người vấp phạm, nhưng cũng nhiều người được cứu rỗi. Một mũi gươm nhọn sẽ đâm thấu lòng bà . Thương khó 2: Vua Erode tìm giết con trẻ. Juse và Mẹ đem con đi trốn sang Ai Cập. Thương khó 3: Năm Chúa Jesu lên 12 tuổi, bị lạc trong đền thờ, làm cho cha mẹ phải đau khỗ thương nhớ trong suốt 3 ngày. Thương khó 4: Đức Mẹ thấy con yêu quý, bị án tử , phải vác khổ gia đến pháp trường. Thương khó 5: Thấy Đức Chúa Jesu con Mẹ, đang hấp hối trên thánh giá, phán ra 7 lời quan trọng, như từ giã Đức Mẹ mà trút hơi thở cuối cùng. Thương khó 6: Đức Mẹ chờ tháo xác con, để được ôm xác con vào lòng. Đức Mẹ giơ tay lên đỡ lấy xác con mà khóc. Còn gì đau đớn cho bằng. Thương khó 7: Đức Mẹ cùng các Môn đệ đem xác con mà táng trong mồ. Khi thấy mồ đá được lấp kín bằng 1 tảng đá lớn. Từ nay chẳng còn thấy con nũa ! Vậy khi ta lần chuỗi Mân Côi, ta suy ngắm 20 sự màu nhiệm Mân Côi, kết hợp với 7 sự thương khó Đức Mẹ. Trong đó có các sự thương khó thứ 1, thứ 3, thứ 4, thứ 5, tương đương với các ngắm mùa Vui: thứ 4: Đức Bà dâng ĐCJ trong đền thánh. Thứ 5: Đức Bà tìm được ĐCJ trong đền thánh. Với các ngắm mùa Thương: thứ 4 : ĐCJ vác thánh giá. Thú 5: ĐCJ chịu chết trên thánh giá . Lần chuỗi Mân Côi còn là suy ngắm 7 sự thương khí Đức Mẹ, và suy rộng ra hơn, còn là suy ngắm 14 chặng đường thương khó ĐCJ nữa. Lời bàn : Kinh 7 sự thương khó Đức Mẹ, ngày xưa còn gọi là lần hạt 7 sư thương khó Đức Mẹ. Cũng là lần hạt Mân Côi, nhưng thay ví ngắm các sự Vui, Thương , Mừng, thì ngắm 7 giai đoạn của sự đau đớn Đức Mẹ. Có 1 bức tranh vẽ Trái Tim Đức Mẹ có 7 mũi dao đâm thấu Trái Tim. Chàng thanh niên sau khi phạm tội, vào viếng ảnh Trái Tim Mẹ, chàng thấy mọi khi có 7 lưỡi dao, nhưng sao hôm nay lại thấy 8 lưỡi dao. Chàng nghĩ ngay ra tại mình đã phạm tội, làm cho Đức Mẹ phải đau khổ thêm, như 1 mũi dao khác nữa. Sau đó chàng hối hận đi xưng tội. Khi trở lại, chàng thấy Trái Tim Đức Mẹ, chỉ còn lại có 7 mũi dao như trước. Khi ta phạm tội là làm cho Trái Tim Mẹ đau khổ thêm. Vậy phải gấp rút ăn năn hối cải, để đền tạ Trái Tim Mẹ.
|